1. Ô nhiễm mùi công nghiệp và tác hại
Trong sản xuất công nghiệp, việc xử lý các mùi phát sinh trong quá trình sản xuất là rất cần thiết bởi ô nhiễm mùi là vấn đề phức tạp - là hiện tượng mang bản chất vừa vật lý, vừa hóa học và cả sinh học.
Các chất có mùi có những đặc điểm sau:
Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm do đặc tính mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và khả năng phát tán trên diện rộng của nó. Các ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe do ô nhiễm mùi như cay mắt, nhức đầu, dị ứng da, vấn đề về ngủ... đã được báo cáo. Mặt khác, ô nhiễm mùi có thể phát tán trên diện rộng ở mức độ địa phương hoặc khu vực.
Ô nhiễm mùi có thể do một hợp chất bay hơi riêng lẻ hay, chiếm phần lớn, là một hỗn hợp của nhiều hợp chất. Mặc dù chất ô nhiễm mùi thông thường có nồng độ rất thấp, nhưng mũi người rất nhạy cảm, ví dụ như ngưỡng mùi đối với chất thải thông thường mà mũi người có thể xác định được là 0,00001 ppm, và có khả năng phân biệt đến hơn 5 triệu mùi khác nhau. Mặt khác, các tiêu chuẩn và hướng dẫn để đánh giá ô nhiễm mùi hiện nay còn thiếu và rất khác nhau. Do vậy việc xác định nguồn gốc phát sinh mùi và đo đạc nồng độ mùi rất khó khăn.
Trong sản xuất công nghiệp, mùi có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
Nhận biết được tác hại của mùi công nghiệp nên lựa chọn quy trình công nghệ xử lý mùi phải đáp ứng được yêu cầu về tính năng kỹ thuật và chi phí xử lý.
2. Các phương pháp xử lý mùi công nghiệp
Để hệ thống xử lý mùi hiệu quả, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân sinh mùi và dùng công nghệ thích hợp để xử lý. Bằng các phương pháp sau:
3. Sơ đồ công nghệ xử lý mùi công nghiệp
Thuyết minh công nghệ xử lý mùi công nghiệp:
Khí thải có mùi hôi từ nơi phát sinh được thu gom thông qua các chụp hút. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm khí thải chứa mùi theo hệ thống đường ống dẫn vào tháp hấp phụ. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hòa tan pha rắn với pha khí. Chất hấp phụ sẽ đi từ pha khí đến pha rắn cho đến khi nồng độ giữa hai pha đạt đến trạng thái cân bằng. Hiệu quả của phương pháp hấp phụ phụ thuộc vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp phụ của vật liệu được chọn. Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp phụ. Khí sau khi qua tháp hấp phụ được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.