là nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh ra chủ yếu từ những công đoạn và quá trình sau: Cưa, khoan, bào, rọc, phay, xẻ gỗ để tạo ra phôi cho những chi tiết mộc, bào nhẵn, chà nhám và các chi tiết bề mặt. Tại những công đoạn gia công tinh như chà nhám và đánh bóng thì tải lượng bụi không quá lớn nhưng kích thước hạt bụi thì lại rất nhỏ, nằm trong khoảng tầm 2 -20 mm, nên rất dể phát tán ra trong không khí. Nếu như không có biện pháp thu hồi triệt để, bụi gỗ này sẽ gây ra một số tác động rất xấu đến môi trường và cho sức khỏe con người, vì vậy xây dựng hệ thống xử lý bụi gỗ là điều nên thực hiện ngay.
Việc xây dựng một hệ thống xử lý khí thải ngoài việc hướng đến việc bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, doanh nghiệp cũng phải tự bảo vệ mình tránh khỏi được việc bị xử phạt hành chính thoe pháp luật với mức phạt có thể lên đến 130 triệu đồng/lần phạt và nếu còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị tước đi giấy phép hoạt động.
Quy trình
Công nghệ xây dựng và phát triển hệ thống xử lý bụi gỗ truyền thống
Hiện nay thì công nghệ xử lý bụi chế biến gỗ truyền thống dùng thiết bị lọc túi vải được áp dụng trên hầu hết tại các nhà máy sản xuất và chế biến gỗ công nghiệp. Công nghệ này tương đối lạc hậu so với sự phát triển của ngành, đồng thời không đáp ứng được các quy chuẩn về môi trường do nhà nước mới ban hành cho việc
. Nhược điểm của nó là vận hành khá phức tạp, đòi hỏi phải có các thiết bị tái sinh vải lọc và các thiết bị rủ lọc, nồng độ khí thải sau quá trình xử lý khó đạt chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT cột B.
Các phương pháp được phần lớn các công ty sản xuất và chế biến gỗ áp dụng trong việc xử lý bụi. Phương pháp hấp phụ, phương pháp lọc bụi bằng Cyclone, tháp xử lý, phương pháp xử lý sinh học, phương pháp đốt, Phương pháp ngưng tụ. Ưu điểm của những công nghệ trên là rất dễ dàng vận hành, tiết kiệm diện tích, kích thước nhỏ gọn, sử dụng công nghệ mới, giá thành rẻ, hiện đại.